trái
Đăng nhập
CHÀO MỪNG CÁC BẠN ĐẾN VỚI WEBSITE CỦA NHÀ THƠ. LUẬT GIA. HOÀNG QUỐC HUY!

Từ khóa
Danh mục

Điều kiện chọn huyệt mộ trong Phong thủy
Lượt xem: 17

07-07-2016 13:42

28 điều kiện về huyệt mộ trong phong thủy học

“28 yếu” là một trong 10 bí quyết của Cửu Ca. Đó là 28 yêu cầu về long, huyệt, sa, thủy của huyệt mộ bao gồm:
1. Long phải sinh vượng nghĩa là long mạch phải dài, khí đến thì huyệt kết.

2. Long mạch phải nhấp nhô nghĩa là khí đi theo triền núi ở trong đất đến huyệt mộ, nếu không lên xuống sẽ bị đứt mạch khí và không đến được huyệt mộ.

3. Mạch phải nhỏ vì mạch lớn khí sẽ bị tản.

4. Huyệt phải tàng thì mới giữ được khí mạch, tàng phong.

5. Lai long phải gặp huyệt cát có nghĩa là long mạch phải gặp huyệt tàng phong đắc thủy thì huyệt mới kết phát.

6. Đường phải rộng, sáng, phẳng có nghĩa là minh đường phải rộng, sáng, phẳng thì mới giữ được khí, gió, thủy.

7. Sa phải sáng có nghĩa là gò Thanh Long, gò Bạch Hổ phải rõ ràng, sáng sủa.

8. Thủy phải đọng nghĩa là nước phải ngưng đọng, bao bọc huyệt mộ.

9. Sơn phải bao nghĩa là núi bao quanh huyệt mộ. Câu này có ý chỉ triều mộ và gò hướng mộ.

10. Thủy phải ôm là dòng nước chảy phải ôm huyệt mộ.

11. Long phải miên là gò Thanh Long “ngủ”, ý nói gò Thanh Long phải nhu thuận.

12. Hổ phải thấp có nghĩa là gò Bạch Hổ không được cao hơn gò huyệt.

13. Án phải gần có nghĩa Án Sơn phải ở gần huyệt mộ.

14. Thủy phải tĩnh tức là dòng nước phải trong, tĩnh lặng, không được chảy ồ ạt.

15. Tiền có quan ý chỉ trước mộ phải có tinh quan (gò nhỏ).

16. Phòng có thần là chỉ sau mộ phải có quỷ tinh (gò nhỏ).

17. Hậu có chẩm lạc nghĩa là sau mộ phải có gò nhỏ như chiếc gối.

18. Hai bên có giáp chiếu nghĩa là 2 bên mộ phải có gò nhỏ như 2 tai mộ để bảo vệ mộ.

19. Thủy phải giao là chỉ các dòng nước phải giao nhau và bao bọc lấy huyệt mộ.

20. Thủy Khẩu phải có gò che chắn là nói cửa sông phải như cái hom, nước vào không bị tản đi.

21. Huyệt phải tàng phong là chỉ huyệt phải được núi, gò bao bọc và có gió tụ ở bên trên huyệt.

22. Huyệt phải tụ khí là nói huyệt phải có núi, sông, gò bao bọc và có khí tụ.

23. Bát quốc không được khuyết có nghĩa là 8 hướng đều có núi và gò che chắn.

24. La Thành không được tản là chỉ các núi bao bọc như la thành không được tản mát.

25. Núi không được lõm chỉ các núi có long mạch và không được lõm, trũng.

26. Thủy không được phản cung ý chỉ dòng nước không được quay lưng vào huyệt mộ mà phải chảy bao quanh mộ.

27. Đường phải vuông vắn là chỉ minh đường phải vuông vắn, rộng lớn.

28. Núi phải cao là chỉ các núi như Thái Tổ Sơn, Thiếu Tổ Sơn, Phụ Mẫu Sơn, gò mộ, Án Sơn, Triều Sơn, gò Thanh Long, gò Bạch Hổ phải cao.
Trong phong thủy, long mạch là yếu tố quan trọng hàng đầu.
Posted Image

Long mạch là địa mạch mạnh mẽ, mềm mại, thoắt ẩn thoắt hiện như rồng. Địa mạch lấy hướng núi sông làm tiêu chí. Vì vậy, các nhà phong thủy gọi địa mạch là long mạch, là khí mạch đi theo mạch núi.

Nói về long mạch phải phân biệt mạch chính và mạch nhánh. Tìm được mạch chính mà lại đặt huyệt ở mạch nhánh là không cát. 

Long mạch có quan hệ mật thiết với các núi, gò của huyệt mộ. Nếu chân long (long mạch chính) thì cần có nhiều gò núi bảo vệ. Nếu có nhiều gò núi hộ vệ, chủ về sự phú quý. Nhưng nếu mất khí của long mạch là đại hung. 

Nhận đúng long mạch sau đó phải quan sát thủy khẩu (gò, núi xung quanh hoặc ở giữa cửa sông), Án Sơn (núi che chắn phía trước huyệt mộ), Triều Sơn (núi ở phía trước nhưng xa huyệt mộ hơn Án Sơn), minh đường (khoảng trống phía trước huyệt mộ), Thanh Long (gò, núi ở bên trái huyệt mộ), Bạch Hổ (gò, núi ở bên phải huyệt mộ).

Thế của long mạch lấy mềm mại, linh hoạt làm quý. Long mạch lên xuống trùng trùng, uốn lượn như cá nhảy chim bay gọi là sinh long, là địa huyệt cát. Nếu long mạch thô thiển, ngang, ngược, cồng kềnh, uể oải như cây khô, cá chết là tử long, là địa huyệt hung.

Nhà phong thủy chia long mạch thành các loại: cường long, nhược long, phì long, thuận long, nghịch long, tiến long, thoái long, bệnh long, kiếp long, sát long, chân long, giả long, quý long, tiện long…

Long mạch được núi vây quanh dày đặc là sự bao bọc, hộ vệ tốt hay còn gọi là có tình - không lệch, không đi ngược. Hình thế long mạch được xem là cát thì phải đoan trang, nho nhã, tú lệ. Nếu chủ (long mạch chính) và khách (long mạch nhánh) không phân biệt được rõ ràng, núi mọc lung tung, đá núi lộn xộn, hình thù kỳ quái là ác hình. Nơi đây an táng rất hung, là đại kỵ.

Phân chia long mạch

Mạch núi căn cứ vào hướng núi được chia làm 5 loại, tức 5 thế:

- Thế chính: long mạch phát ở phương Bắc, hướng tới phương Nam. 
Posted Image
- Thế nghiêng: long mạch phát ở phương Tây, hướng lên phía Bắc, Bắc có huyệt hướng về Nam. 

- Thế nghịch: long mạch nghịch thủy hướng lên rồi theo dòng nước đi xuống.

- Thế thuận: long mạch theo thủy chảy xuống rồi lại nghịch thủy đi lên.

- Thế hồi: long mạch trở về Tổ Sơn (nơi phát nguồn của long mạch bao gồm hàng loạt núi kế tiếp nhau: Thái Tổ Sơn, Thái Tông Sơn, Thiếu Tông Sơn).

Dựa vào hướng lượn lượn vòng, có thể chia long mạch làm 2 loại: 

- Dương long: long mạch từ Thái Tổ Sơn lượn vòng theo hướng chiều kim đồng hồ. 

- Âm long: long mạch từ Thái Tổ Sơn lượn vòng ngược chiều kim đồng hồ.

Một cách chia âm long và dương long khác là căn cứ vào phương hướng của dòng chảy 2 bên mạch núi: 

- Dòng nước từ 2 bên mạch núi chảy đi, nếu dòng từ bên trái chảy sang bên phải, long mạch là dương long.

- Dòng nước từ bên phải mạch núi chảy sang bên trái, long mạch là âm long.
Cụ thể hơn, theo hình thái của mạch núi có thể chia long mạch làm 9 loại:

- Hồi long: hình thế long mạch quay đầu về Thái Tổ Sơn, như rồng liếm đuôi, hổ quay đầu. 

- Xuất dương long: hình thế long mạch phát tích ngoằn ngoèo như thú xuất lâm, như thuyển vượt biển. 

- Giáng long: hình thế long mạch như rồng từ trên trời lao xuống.

- Sinh long: hình thế long mạch vòng cung, mạch nhánh nhiều như chân rết, như dây leo.

- Phi long: hình thế long mạch tụ tập như nhạn bay ưng lượn, 2 cánh mở rộng như phượng hoàng nhảy múa.

- Ngọa long: hình thế long mạch như hổ ngồi, voi đứng, trâu ngủ, thế vững vàng.

- Ẩn long: hình thế long mạch không rõ ràng, mạch long kéo dài.

- Đằng long: hình thế long mạch cao xa, hiểm yếu, rộng lớn như rồng bay vút lên trời cao.

- Lãnh quần long: hình thế long mạch như hội tụ các nhánh, như đàn cá đang bơi, đàn chim đang bay. Phúc họa với hình và thế đất huyệt mộ
Cái gọi là “hình” trong phong thủy chính là hình dạng của núi kết huyệt. Hình là điều kiện quan trọng nhất để tụ khí. Khí vận hành (di chuyển) theo thế núi, thế đất vì vậy bị ngưng tụ lại. Nơi ngưng tụ được linh khí như thế gọi là chân huyệt.
Cuốn Táng Kinh viết: “Hình ngăn khí tụ, hóa sinh vạn vật là đất thượng đẳng”. Nếu không có hình tốt tức thế đất không ngăn được khí. Khí không tụ lại được thì an táng vô nghĩa. Hình có to nhỏ, cao thấp, sấp ngửa, béo gầy, cân lệch.

Các nhà phong thủy chia hình thế đất thành 6 kiểu: tròn, bẹt, thẳng, cong, vuông, lõm.

Yêu cầu hình thế đất: Thứ nhất là phải ngăn được khí (khí tụ); thứ 2 là phải tàng (giấu), đất lộ, khí tán theo gió; thứ 3 phải vuông cân, nếu đất nghiêng lệch khí uế sẽ phát sinh; thứ 4 là thế đất phải có hình vòng cung, khí tụ và lưu thông trong huyệt, đất ẩm.

Thế đất cát thì huyệt sẽ cát; huyệt cát thì nhân sẽ cát. Thông thường, an táng ở trên thế đất phình, cheo leo, lộ lồi, nham nhở, tản mạn, tàn tạ đều mang lại hung họa khôn lường cho đời sau.

Táng Kinh viết rất cụ thể như sau:

- Thế đất có bình phong (đằng sau huyệt mộ có đất hoặc núi cao như bức bình phong để dựa, được che chắn) chôn đúng phép, vương hầu nổi lên.

- Thế đất như tổ yến (tròn, vuông, cân đối) chôn đúng cách, được chia đất phong.

- Thế đất như rìu kép (tròn, vuông, cân đối, phẳng phiu) mộ huyệt có thể giàu có.

- Thế đất lởm chởm (đất không có hình thế), bách sự hỗn loạn.

- Thế đất như loạn y (quần áo bừa bãi), thê thiếp dâm loạn.

- Thế đất như túi rách (chỉ đất, cát, sỏi, phù sa bồi), tai họa liên miên.

- Thế đất như thuyền lật, nữ bệnh nam tù.

- Thế đất ngang lệch (thế đất xiên xẹo, không ra hình thế), con cháu tuyệt tự.

- Thế đất như kiếm nằm (thế đất dài như thanh kiếm), chu di bức hại.

- Thế đất như đao ngửa (thế đất dài như thanh đao), hung họa suốt đời.

Như vậy, sách xưa khẳng định: “Hình thế rõ ràng thì tìm huyệt dễ, không rõ ràng thì tìm huyệt khó khăn”; “Thế đến, hình ngăn gọi là toàn khí. Đất toàn khí khi an táng thì tụ được khí”.

Không những thế, khi chọn đất táng, vai trò của hình và thế cần được coi trọng như nhau. Vì: “Hình và thế thuận là cát, hình và thế nghịch là hung. Thế cát hình hung thì bách phúc không còn, thế hung hình cát thì họa hại vô cùng

 
 

©2016 Bản quyền thuộc về  天佑风水中心

Website này được thiết kế để kính tặng Thầy: Nhà thơ. Luật gia. Hoàng Quốc Huy (徐国 辉) -HỘI GIÁO DỤC NGHỀ NGHIỆP TP.HCM

Chủ tịch Hội Đồng Sáng lập Diễn Đàn Nghiên Cứu Nghệ Thuật Và Văn Hóa Việt Nam

Ủy viên Ban CH Hội Người Hoa Tp-HCM

 Thiết kế & Quản trị: Trương Mẫn Vy (张敏 薇) -  Cung Hữu Nghị Việt - Trung

188, đường Lê Quang Đạo, quận Nam Từ Liêm, thành phố Hà Nội.

Thư từ liên lạc, bài vở xin gửi về E-Mail: Email: nhathohoanghuy@gmail.com; quochuy@militaryvn.ml