trái
Đăng nhập
CHÀO MỪNG CÁC BẠN ĐẾN VỚI WEBSITE CỦA NHÀ THƠ. LUẬT GIA. HOÀNG QUỐC HUY!

Từ khóa
Danh mục

Đề nghị không đưa đơn tố cáo lên mạng xã hội

Đề nghị không đưa đơn tố cáo lên mạng xã hội
Thảo luận về luật Tố cáo (sửa đổi) tại phiên họp tổ của Quốc hội chiều nay, góp ý về hình thức tố cáo, Bí thư Tỉnh ủy Bắc Ninh Nguyễn Nhân Chiến tán thành quan điểm chỉ nên tiếp nhận đơn tố cáo bằng đơn và trực tiếp, không nên bổ sung hình thức qua fax hay e-mail.Theo ông, việc này để tránh tình trạng lợi dụng các hình thức mới để bôi nhọ, hạ thấp nói xấu, xuyên tạc làm xấu hình ảnh các tổ chức, cá nhân.

ẤU DÂM – MỘT TỘI ÁC PHẢI ĐƯỢC NGHIÊM TRỊ

ẤU DÂM – MỘT TỘI ÁC PHẢI ĐƯỢC NGHIÊM TRỊ
Ngày 15/3, Phó Viện trưởng Thường trực VKSND Tối cao Nguyễn Hải Phong đã ký thông báo về kết luận chỉ đạo của ông Lê Minh Trí, Ủy viên TƯ Đảng, Viện trưởng VKSND Tối cao đối với vụ án dâm ô trẻ em xảy ra tại phường Nguyễn An Ninh, TP Vũng Tàu.Thời gian qua, tình trạng tố cáo nạn ấu dâm như bùng lên ở nước ta. Một thống kê tạm thời chưa đầy đủ cho biết, Việt Nam một năm có khoảng 1000 trẻ em bị xâm hại. Gần 60% các cháu 12-15 tuổi, 13% mới chỉ dưới 6 tuổi. Thực tế chắc còn vượt xa các con số đó. Tin trên báo Tuổi Trẻ cho biết Việt Nam hiện có đến 15 tổ chức bảo vệ trẻ em, nhưng khi trẻ bị xâm hại thì chẳng biết gọi ai..Hậu quả thương tâm của trẻ bị lạm dụng

Con dấu doanh nghiệp và giá trị pháp lý

Ở thời điểm hiện nay, việc đăng ký và sử dụng con dấu của các doanh nghiệp có phần dễ dàng hơn so với trước. Cách đây hơn 1 tháng trở về trước, khi mà Luật doanh nghiệp 2014 chưa có hiệu lực, dường như  việc đăng ký, sử dụng và quản lý con dấu mang đến nhiều phức tạp, rắc rối không đáng có cho các doanh nghiệp.

Những điều cần biết về con dấu tròn, con dấu vuông

Những điều cần biết về con dấu tròn, con dấu vuông
Con dấu doanh nghiệp là gì? Vai trò của con dấu đối với doanh nghiệp Con dấu doanh nghiệp là dấu hiệu đặc biệt, không trùng lặp, nhằm phân biệt giữa doanh nghiệp này với doanh nghiệp khác. Có thể nói, con dấu là một trong những tài sản quý giá của doanh nghiệp, bởi theo tập quán giao dịch các văn bản, hợp đồng của doanh nghiệp chỉ có giá trị pháp lý khi nó được đóng dấu. Tuy nhiên, giá trị của con dấu hiện nay không còn rõ nét như trước, bởi từ ngày 01/7/2015, khi Luật doanh nghiệp 2014 có hiệu lực, thì doanh nghiệp được quyền quyết định số lượng con dấu (nghĩa là doanh nghiệp có quyền có nhiều hơn 01 con dấu)

Hội Cựu Chiến Binh Việt Nam

1. Khái niệm Cựu chiến binh  Cựu chiến binh Việt Nam là những người đã chiến đấu, trưởng thành trong các lực lượng vũ trang nhân dân do Đảng thành lập, tổ chức và lãnh đạo; được rèn luyện qua các cuộc kháng chiến oanh liệt, có những cống hiến rất to lớn trong sự nghiệp giải phóng dân tộc, xây dựng và bảo vệ Tổ quốc; là lực lượng cách mạng tuyệt đối trung thành với Đảng; có kinh nghiệm chiến đấu trong cách mạng và xây dựng đất nước. Đảng, Nhà nước và nhân dân ta tôn vinh, ghi nhận và đánh giá cao sự hy sinh, cống hiến to lớn của Cựu chiến binh trong các cuộc kháng chiến chống ngoại xâm giải phóng dân tộc, làm nhiệm vụ quốc tế, xây dựng và bảo vệ Tổ quốc. Cựu chiến binh Việt Nam đã trải qua các thời kỳ đấu tranh cách mạng, kháng chiến cứu nước lâu dài, xây dựng và bảo vệ Tổ quốc.

Thông tư Hướng dẫn sử dụng con dấu các cấp GHPGVN

Thông tư Hướng dẫn sử dụng con dấu các cấp GHPGVN
Ngày 11-5 , Ban Thường trực HĐTS GHPGVN đã ra Thông tư số 173/TT-HĐTS, do HT.Thích Thiện Nhơn, Chủ tịch HĐTS ký, hướng dẫn sử dụng con dấu của ban ngành chuyên môn GHPGVN tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương. Thông tư nêu rõ phạm vi sử dụng: 1. Con dấu của ban chuyên môn GHPGVN cấp tỉnh có giá trị pháp lý theo quy định của Hiến chương, Quy chế hoạt động Ban Trị sự GHPGVN tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương, Nội quy ban, viện trung ương và pháp luật; 2. Thể hiện giá trị pháp lý trên tất cả các loại văn bản, giấy tờ thuộc phạm vi, quyền hạn của ban chuyên môn cấp tỉnh; 3. Khi sử dụng con dấu vượt ngoài phạm vi, quyền hạn, ban chuyên môn cấp tỉnh phải xin ý của Ban Thường trực BTS GHPGVN cấp tỉnh.  

Sơ lược về lịch sử Quốc hội?

Sơ lược về lịch sử Quốc hội?
Sơ lược về lịch sử Quốc hội? Ngày 16-8-1945 được coi là ngày khai sinh ra Quốc hội Việt Nam. Vào ngày này, “Đại hội đại biểu Quốc dân” – Một đại hội mang tầm vóc của một Quốc hội lâm thời đã được triệu tập tại Tân Trào (Tuyên Quang). Đại hội đã ra lời kêu gọi nhân dân cả nước đứng lên giành chính quyền, bầu Ủy ban dân tộc giải phóng (tức Chính phủ cách mạng lâm thời) và tiến hành thắng lợi cuộc Cách mạng tháng 8-1945. Sau mấy tháng nước ta giành được độc lập, ngày 6-1-1946 cuộc Tổng tuyển cử đầu tiên được tổ chức trong cả nước. Tất cả công dân Việt Nam từ 18 tuổi trở lên không phân biệt nam, nữ, giàu nghèo, dân tộc, tôn giáo… đã tham gia cuộc Tổng tuyển cử, tự do lựa chọn người đại diện cho mình vào Quốc hội. Tổng tuyển cử mở ra một thời kỳ mới, lập nên Nhà nước Việt Nam dân chủ cộng hòa – Một nhà nước dân chủ, thực sự của dân, do dân và vì dân. Tổng tuyển cử đã bầu ra Quốc hội đầu tiên của nước ta – Quốc hội khóa I, với 403 đại biểu, gồm 333 đại biểu được bầu và 70 đại biểu được chỉ định từ 2 đảng là Việt Cách (Việt Nam Cách mạng đồng minh hội) và Việt Quốc (Việt Nam Quốc dân đảng). Kể từ khóa Quốc hội đầu tiên đến nay, Quốc hội đã trải qua 12 nhiệm kỳ. Quốc hội hiện nay là Quốc hội khóa XII, được toàn dân bầu ra năm 2007, gồm 493 đại biểu.


 

©2016 Bản quyền thuộc về  天佑风水中心

Website này được thiết kế để kính tặng Thầy: Nhà thơ. Luật gia. Hoàng Quốc Huy (徐国 辉) -HỘI GIÁO DỤC NGHỀ NGHIỆP TP.HCM

Chủ tịch Hội Đồng Sáng lập Diễn Đàn Nghiên Cứu Nghệ Thuật Và Văn Hóa Việt Nam

Ủy viên Ban CH Hội Người Hoa Tp-HCM

 Thiết kế & Quản trị: Trương Mẫn Vy (张敏 薇) -  Cung Hữu Nghị Việt - Trung

188, đường Lê Quang Đạo, quận Nam Từ Liêm, thành phố Hà Nội.

Thư từ liên lạc, bài vở xin gửi về E-Mail: Email: nhathohoanghuy@gmail.com; quochuy@militaryvn.ml